Di sản - Truyền thống

Phát hiện dấu tích người tiền sử ở Đắk Nông - giá trị lớn về lịch sử, văn hóa

Hoàng Dương 03/04/2024 05:15

🍷Đắk Nông có tiềm năng rất lớn trong nghiên cứu, sưu tầm, khai quật khảo cổ học. Đây là những tín hiệu vui cho khảo cổ học Việt Nam nói chung, Đắk Nông nói riêng.

ADQuảng cáo

Giá trị lớn về lịch sử, văn hóa

ꦯMới đây, Viện Khoa học xã hội (KHXH) vùng Tây Nguyên công bố kết quả khai quật di chỉ thôn 7, xã Đắk D’rô, huyện Krông Nô, với gần 100 hiện vật có niên đại gần 10.000 năm. Thạc sĩ Vũ Tiến Đức, Viện KHXH vùng Tây Nguyên, chủ trì thực hiện cuộc khai quật cho biết, địa điểm khảo cổ thôn 7 được Tiến sĩ La Thế Phúc, Viện nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản, thành viên Hội Khảo cổ học Việt Nam và các đồng nghiệp phát hiện tháng 5/2022 và được thẩm định vào cuối năm 2022 và 2023. Đầu năm 2024, các nhà khoa học đã tiến hành khai quật khảo cổ tại địa điểm thôn 7, xã Đắk D'rô, huyện Krông Nô với diện tích 26m².

dscf6629(1).jpg
Sáng 19/3, Viện KHXH vùng Tây Nguyên thực hiện báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ thôn 7, xã Đắk D'rô, huyện Krông Nô (Đắk Nông)

꧃Kết quả trầm tích hố đào trên mặt thềm cho thấy, địa tầng (hay tầng đất) hố khai quật di tích khảo cổ thôn 7 dày trung bình 1,1m. Trên địa tầng có 3 lớp trầm tích kế tiếp nhau. Trên cùng là lớp mặt (0-40cm) chiều dày trung bình khoảng 30cm là lớp đất canh tác thường xuyên. Lớp thứ hai (40 - 120cm), dày trung bình 70-80cm, chứa tầng cuội nguyên, cuội vỡ tự nhiên, cuội do con người ghè đập hay vết tích văn hóa của con người mà các nhà khảo cổ gọi là tầng lớp văn hóa. Lớp thứ ba nằm ở độ sâu từ 1,0m đến 1,2m, các nhà khảo cổ gọi chung dây là tầng sinh thổ, hay tầng không có dấu tích sinh tồn của người và động vật.

dscf6752(1).jpg
3 lớp trầm tích kế tiếp nhau trên địa tầng hố 1 trong đó lớp thứ 2 chứa tầng cuội nguyên, cuội vỡ tự nhiên, cuội do con người ghè đập hay vết tích văn hóa của con người mà các nhà khảo cổ gọi là tầng lớp văn hóa

༺Trong hố khai quật H1 và H2, xuất hiện 2 loại cụm đá, gồm loại cụm các viên đá cuội và cụm các mảnh tước. PGS.TS Nguyễn Khắc Sử, Hội Khảo cổ Việt Nam, thành viên đoàn khai quật cho biết cụm các viên đá cuội thường ở lớp mặt, có kích thước lớn, là sản phẩm do con người thời sau tạo ra. Còn đối với các mảnh vỡ, mảnh tước đá thạch anh, kích thước nhỏ, có thể đã được tách ra trong quá trình ghè, đẽo đá, chế tác công cụ đá tại chỗ của cư dân thời tiền sử. Trên diện tích khai quật, đoàn đã thu được khoảng 100 hiện vật. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong các hiện vật đăng ký có 17 thạch đá, 28 nạo cắt, 14 công cụ mũi nhọn, 8 công cụ chặt, 24 mảnh tước, 1 phiến tước, số còn lại là chày, phác vật rìu, bàn mài.

dscf6721(1).jpg
Các mảnh vỡ, mảnh tước đá thạch anh, kích thước nhỏ có thể đã được tách ra trong quá trình ghè, đẽo đá, chế tác công cụ đá tại chỗ của cư dân thời tiền sử

🌞Thạc sĩ Vũ Tiến Đức, cho biết thôn 7 có vị trí thuận tiện cho việc cư trú của người thời tiền sử. Địa điểm này nằm ở độ cao 430m, vốn là thềm sông cổ. Phạm vi di tích là một đồi đất 3 mặt là suối, dù chỉ có nước vào mùa mưa, nhưng thảm thực vật hai bên suối vẫn tốt tươi. Sự hiện diện của công cụ đá, các mảnh tước và sự phân bố thành cụm ở trong tầng văn hóa độ sâu 60cm -70cm, đã gợi ý đây có thể là nơi cư trú và nơi chế tác công cụ đá của cư dân thời tiền sử.

ADQuảng cáo
dscf6686(1).jpg
PGS.TS Nguyễn Khắc Sử, Hội Khảo cổ Việt Nam giới thiệu về đặc điểm của các hiện vật đã được tìm thấy

ꦫDo ở nơi khai quật chưa tìm thấy di vật hữu cơ, việc đoán định niên đại cho di tích này chủ yếu dựa vào phân tích loại hình học so sánh với các di tích đã biết ở Việt Nam. Kết quả phân loại cho thấy ở đây con người chủ yếu sử dụng kỹ thuật ghè đẽo trực tiếp, đá ghè đá, hình dáng còn thô sơ, chưa hình thành chức năng rõ rệt. Tuy nhiên đã xuất hiện một số công cụ định hình như những chiếc nạo hình bầu dục, hình đĩa,... Tổng hợp các đặc điểm này, có thể dự đoán địa điểm thôn 7 có niên đại cuối Đá cũ – đầu Đá mới, cách ngày nay khoảng trên 1 vạn năm, nằm ở khung thời gian chuyển tiếp từ Đá cũ sang Đá mới, từ hoạt động kinh tế săn bắt hái lượm độc tôn sang kinh tế trồng trọt sơ khai. Đây có thể xem là đại diện cho vết tích văn hóa giai đoạn phát triển cao của cư dân tiền sử ở đây.

dscf6811(1).jpg
Các nhà khoa học giới thiệu tới các đại biểu di tích khảo cổ tại hố 2

Nhiều tiềm năng chờ khai phá

🌸Cuộc khai quật di tích thôn 7, Đắk D'rô tuy chỉ mới tiến hành trên một diện tích nhỏ, rất khiêm tốn (26m²) và chỉ trong một thời gian ngắn, nhưng bước đầu đã thu được những kết quả rất tốt, đã xác lập và bổ sung thêm một giá trị di sản văn hóa khảo cổ mới cho Công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC UNESCO) Đắk Nông: Khảo cổ tiền sử Đá cũ. Từ những kết quả khảo sát sơ bộ năm 2022, 2023 và kết quả khai quật 2024, cần tiếp tục điều tra, tìm kiếm phát hiện các di tích khảo cổ ở khu vực lân cận di tích thôn 7 để nghiên cứu về khả năng xác lập một nền văn hóa Đá cũ trong mối liên hệ với văn hóa Đá mới ở khu vực Krông Nô cũng như ở Đắk Nông và Tây Nguyên nói chung.

𝓰“Đắk Nông cần tiếp tục nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa khảo cổ trong mối liên kết với hệ thống các di sản tự nhiên và văn hóa hiện có của CVĐCTC UNESCO Đắk Nông. Từ đó có thể xây dựng các tour du lịch gắn với giá trị di sản khảo cổ hấp dẫn du khách không chỉ trong nước mà từ khắp nơi trên thế giới”, Thạc sĩ Vũ Tiến Đức gợi ý.

🅘Tương tự, mới đây, trong quá trình nghiên cứu, các chuyên gia đã phát hiện được một số hang động mới trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nói chung và huyện Đắk Glong nói riêng như hang T66, hang T22, hang Tà Đùng 1 và hang chưa đặt tên. Các chuyên gia đánh giá, đây là những hang có giá trị cao về thẩm mỹ và giá trị khoa học cần được tiếp tục nghiên cứu, tìm kiếm chi tiết hơn.

1.jpg
Chuyên gia di sản văn hóa Lương Thị Tuất giới thiệu một số di vật lấy từ các hang động mới được phát hiện trên địa bàn huyện Đắk Glong nói riêng và tỉnh Đắk Nông nói chung tổ chức tại huyện Đắk Glong (ảnh: Nguyễn Hiền)

🐲Phát biểu tại buổi làm việc, nghe các chuyên gia báo cáo một số phát hiện mới về di sản địa chất trên địa bàn huyện Đắk Glong nói riêng và tỉnh Đắk Nông nói chung tổ chức tại huyện Đắk Glong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tôn Thị Ngọc Hạnh đánh giá cao những kết quả phát hiện của các chuyên gia. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông giao chính quyền địa phương tiếp tục phối hợp với các chuyên gia để có báo cáo cụ thể hơn về những phát hiện mới; thực hiện các thủ tục bảo đảm tính pháp lý, hướng đến thực hiện thành đề tài nghiên cứu khoa học.

ꦜCòn theo bà Trần Nhị Bạch Vân, đại diện Ban Quản lý CVĐCTC UNESCO Đắk Nông, đây là những tư liệu hữu ích, quý giá cho Ban Quản lý trong quá trình nghiên cứu, khai thác và quảng bá những giá trị văn hóa nằm trong quần thể CVĐCTC UNESCO Đắk Nông. Trong thời gian tới, Ban Quản lý hy vọng sẽ có sự cộng tác, phối hợp chặt chẽ với các nhà khoa học, các sở, ban ngành, để tiếp tục cập nhật, khai thác thêm những thế mạnh tiềm năng du lịch khảo cổ tại Đắk Nông. Đơn vị phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền về những giá trị văn hóa thuộc vùng CVĐCTC UNESCO Đắk Nông tới người dân.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phát hiện dấu tích người tiền sử ở Đắk Nông - giá trị lớn về lịch sử, văn hóa
POWERED BY - A PRODUCT OF NEKO